Chuyển đến nội dung chính

MỨC PHẠT KHÔNG LẬP HÓA ĐƠN GTGT KHI BÁN HÀNG, DỊCH VỤ

Chậm xuất hóa đơn GTGT (Lập hóa đơn không đúng thời điểm), không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ…phạt bao nhiêu? Dịch vụ kế toán vip xin chia sẻ quy định về mức phạt lập hóa đơn không đúng thời điểm.


I. Mức phạt chậm xuất hóa đơn (Lập hóa đơn không đúng thời điểm):

Theo điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 quy định:

3. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

a) Lập hóa đơn không đúng thời điểm.
a.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn không đúng thời điểm không dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ thuế và có tình tiết giảm nhẹ. Trường hợp không có tình tiết giảm nhẹ thì phạt tiền ở mức tối thiểu của khung hình phạt.
Ví dụ: Công ty A giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/8/2015 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty), nhưng đến ngày 03/8/2015 Công ty mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hóa đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 8/2015 nên Công ty bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).

a.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.

b) Ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế:
b.1) Phạt cảnh cáo nếu ngày ghi trên hóa đơn đã lập xảy ra trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế nhưng tổ chức, cá nhân đã kê khai, nộp thuế vào kỳ khai thuế đúng với ngày ghi trên hóa đơn.
Ví dụ: Công ty B mua hóa đơn do Cục thuế B đặt in vào ngày 05/07/2015 nhưng khi lập hóa đơn để giao cho khách hàng Công ty B lại ghi ngày trên hóa đơn là ngày 21/7/2015. Công ty B đã kê khai, nộp thuế đối với hóa đơn đã lập nêu trên vào kỳ khai thuế tháng 7/2015 thì Công ty B bị xử phạt cảnh cáo.

b.2) Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác ghi ngày trên hóa đơn đã lập trước ngày mua hóa đơn của cơ quan thuế.

c) Lập hóa đơn nhưng không giao cho người mua, trừ trường hợp trên hóa đơn ghi rõ người mua không lấy hóa đơn hoặc hóa đơn được lập theo bảng kê;

II. Mức phạt không lập hóa đơn khi bán hàng:

Theo điều 11 Thông tư 10/2014/TT-BTC ngày 17/1/2014 quy định:

4. Phạt tiền 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:
b) Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định. Cùng với việc bị xử phạt, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải lập hóa đơn giao cho người mua.

Ngoài ra nếu cơ quan thuế có quyết định là DN bạn trốn thuế thì sẽ bị sử phạt như sau:
Theo điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định:
Điều 13. Xử phạt đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế
Người nộp thuế có hành vi trốn thuế, gian lận thuế theo quy định của pháp luật bị xử phạt theo số lần tính trên số tiền thuế trốn, số tiền thuế gian lận như sau:

1. Phạt tiền 1 lần tính trên số thuế trốn, số thuế gian lận đối với người nộp thuế vi phạm lần đầu hoặc vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên khi có một trong các hành vi vi phạm sau đây:
d) Lập hóa đơn sai về số lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ bán ra làm căn cứ kê khai nộp thuế thấp hơn thực tế.
e) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán và bị phát hiện sau thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế.

2. Phạt tiền 1,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần đầu, có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ hai, có một tình tiết giảm nhẹ.
3. Phạt tiền 2 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà không có tình tiết giảm nhẹ hoặc vi phạm lần thứ ba và có một tình tiết giảm nhẹ.
4. Phạt tiền 2,5 lần tính trên số thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có một tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm lần thứ ba mà không có tình tiết giảm nhẹ.
5. Phạt tiền 3 lần tính trên số tiền thuế trốn đối với người nộp thuế khi có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế quy định tại Khoản 1 Điều này trong các trường hợp: vi phạm lần thứ hai mà có từ hai tình tiết tăng nặng trở lên hoặc vi phạm lần thứ ba có tình tiết tăng nặng hoặc vi phạm từ lần thứ tư trở đi.
  * TƯ VẤN VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN (TPHCM):
- Báo cáo thuế
- Hoàn thiện sổ sách kế toán
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
- Tư vấn và thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo quy định
* BHXH: Báo tăng, giảm lao động, thai sản....
* CHỮ KÝ SỐ
- Đăng ký thiết bị chữ ký số khai báo thuế qua mạng
* THÀNH LẬP CÔNG TY, CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH
- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành lập Công ty Cổ Phần
- Thành lập Doanh nghiệp tư nhân
LIÊN HỆ: 0909 854 850() 
Email: contact.dhtax@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TƯ VẤN KÊ KHAI THUẾ BAN ĐẦU TPHCM

Ngay sau khi nhận được  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  và  con dấu công ty , công ty phải tiến hành soạn thảo hồ sơ pháp lý thuế ban đầu để nộp tại chi cục thuế quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Có nghĩa là: khi doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh là đã bắt đầu hoạt động). Tránh các trường hợp đáng tiếc đối với các doanh nghiệp mới thành lập thường cho rằng khi nào xuất hóa đơn thì mới hoạt động. Nội dung cụ thể về kê khai thuế ban đầu theo trình tự tư vấn cụ thể như sau :    I. Tư vấn các quy định của  pháp luật về hồ sơ pháp lý thuế ban đầu Tư vấn và soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ tại chi cục thuế quận Tư vấn về thời gian kê khai thuế ban đầu tựi cơ quan thuế Tư vấn về thủ tục mua hóa đơn lần đầu Tư vấn nộp thuế môn bài tại kho bạc nhà nước Tư vấn về thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng Tư vấn về thủ tục kê khai hồ sơ pháp lý & thủ tục mua hóa đơn Tư vấn về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp Các nội dung có liên quan II. Soạn thảo và h

ĐIỀU KIỆN GIẢM TRỪ GIA CẢNH CHO NGƯỜI PHỤ THUỘC

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh bao gồm những ai? Điều kiện để được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc? Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc? Dịch vụ kế toán vip xin giải đáp tất cả các vướng mắc trên: 1. Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh gồm những đối tượng nào: Theo khoản d Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.  Người phụ thuộc bao gồm: d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng,  cụ thể gồm: - Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng). Ví dụ: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014. - Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động. - Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

Thủ tục thành lập công ty cổ phần Công ty chúng tôi tư vấn với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và luôn tận tình với khách hàng. Tại đây chúng tôi có dịch vụ thành lập công ty cổ phần. Khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ hài lòng và không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc thành lập công ty cổ phần tại TP.HCM. Sau đây là sơ lược vài nét về công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký thành lập,thủ tục và dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Theo Luật Doanh Nghiệp 2005 thì công ty cổ phần có đặc điểm sau: - Đại diện Pháp Luật: 1 cá nhân - Cổ đông có thể là một tổ chức/cá nhân. - Số lượng cổ đông: tối thiểu là 3 người. - Có tư cách pháp nhân. - Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. - Được phát hành cổ phiếu - Cổ đông có thể chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ cổ phần cho cổ đông khác trong công ty hoặc người ngoài công ty. Hay có thể yêu cầu công ty mua lại toàn bộ cổ phần của mình sau khi được các cổ đông chấp thuận. - Mô hình: Phải có Hội đồng cổ đông, Chủ tịch Hội