Chuyển đến nội dung chính

DOANH NGHIỆP ĐƯỢC LỖ TRONG BAO NHIÊU NĂM

Doanh nghiệp được phép lỗ mấy năm? Những khoản lỗ đó được chuyển lỗ trong bao nhiêu năm?


Theo điều 9 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ tài chính:

Điều 9. Xác định lỗ và chuyển lỗ
1. Lỗ phát sinh trong kỳ tính thuế là số chênh lệch âm về thu nhập tính thuế chưa bao gồm các khoản lỗ được kết chuyển từ các năm trước chuyển sang.

2. Doanh nghiệp sau khi quyết toán thuế mà bị lỗ thì chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập (thu nhập chịu thuế đã trừ thu nhập miễn thuế) của những năm tiếp theo. Thời gian chuyển lỗ tính liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Doanh nghiệp tạm thời chuyển lỗ vào thu nhập của các quý của năm sau khi lập tờ khai tạm nộp quý và chuyển chính thức vào năm sau khi lập tờ khai quyết toán thuế năm.

Ví dụ 12: Năm 2013 DN A có phát sinh lỗ là 10 tỷ đồng, năm 2014 DN A có phát sinh thu nhập là 12 tỷ đồng thì toàn bộ số lỗ phát sinh năm 2013 là 10 tỷ đồng, DN A phải chuyển toàn bộ vào thu nhập năm 2014.

Ví dụ 13: Năm 2013 DN B có phát sinh lỗ là 20 tỷ đồng, năm 2014 DN B có phát sinh thu nhập là 15 tỷ đồng thì:
+ DN B phải chuyển toàn bộ số lỗ 15 tỷ đồng vào thu nhập năm 2014;
+ Số lỗ còn lại 5 tỷ đồng, DN B phải theo dõi và chuyển toàn bộ liên tục theo nguyên tắc chuyển lỗ của năm 2013 nêu trên vào các năm tiếp theo, nhưng tối đa không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.

- Doanh nghiệp có số lỗ giữa các quý trong cùng một năm tài chính thì được bù trừ số lỗ của quý trước vào các quý tiếp theo của năm tài chính đó. Khi quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, doanh nghiệp xác định số lỗ của cả năm và chuyển toàn bộ và liên tục số lỗ vào thu nhập chịu thuế của những năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định nêu trên.
Doanh nghiệp tự xác định số lỗ được trừ vào thu nhập theo nguyên tắc nêu trên. Trường hợp trong thời gian chuyển lỗ có phát sinh tiếp số lỗ thì số lỗ phát sinh này (không bao gồm số lỗ của kỳ trước chuyển sang) sẽ được chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ.
Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, thanh tra quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp xác định số lỗ doanh nghiệp được chuyển khác với số lỗ do doanh nghiệp tự xác định thì số lỗ được chuyển xác định theo kết luận của cơ quan kiểm tra, thanh tra nhưng đảm bảo chuyển lỗ toàn bộ và liên tục không quá 5 năm, kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ theo quy định.
Quá thời hạn 5 năm kể từ năm tiếp sau năm phát sinh lỗ, nếu số lỗ phát sinh chưa chuyển hết thì sẽ không được chuyển vào thu nhập của các năm tiếp sau.

KẾT LUẬN:
- Không có quy định về việc DN được phép lỗ trong bao nhiêu năm
- Chỉ có quy định là DN chỉ được phép chuyển lỗ LIÊN TỤC TRONG VÒNG 5 NĂM.

Lưu ý thêm:
Theo điều 17 Thông tư 151/2014/TT­BTC của Bộ tài chính thì kể từ ngày 15/11/2014 (Tức là quý 4/2014):

- Doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính quý nữa mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý nếu có phát sinh.
Nhưng chú ý:
1. Nếu Tổng số thuế tạm nộp (tức là các quý) thấp hơn số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán từ 20% trở lên thì DN phải nộp tiền chậm nộp đối với phần chênh lệch từ 20% trở lên giữa số thuế tạm nộp với số thuế phải nộp theo quyết toán. Tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.
2. Nếu dưới 20% mà DN chậm nộp so với thời hạn quy định (thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm) thì tính tiền chậm nộp kể từ ngày hết thời hạn nộp thuế đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu so với số quyết toán.

Ví dụ 1:
Năm 2015, Công ty A đã tạm nộp thuế TNDN là 80 triệu đồng. Khi quyết toán năm, số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán là 110 triệu đồng, tăng 30 triệu đồng.
20% của số phải nộp theo quyết toán là: 110 x 20% = 22 triệu đồng.
- Phần chênh lệch từ 20% trở lên có giá trị là: 30 triệu – 22 triệu = 8 triệu đồng.
Kết luận:
- Công ty phải nộp số thuế còn phải nộp sau quyết toán là 30 triệu đồng. Đồng thời, Công ty bị tính tiền chậm nộp đối với số thuế chênh lệch từ 20% trở lên (là 8 triệu đồng) tính từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp thuế quý 4 (từ ngày 31/1/2016) đến ngày thực nộp số thuế còn thiếu.
- Số thuế chênh lệch còn lại (là 30 – 8 = 22 triệu đồng) mà C ty chậm nộp thì bị tính tiền chậm nộp từ ngày tiếp sau ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ quyết toán (từ ngày 1/4/2016) đến ngày thực nộp số thuế này.
  * TƯ VẤN VÀ LÀM DỊCH VỤ KẾ TOÁN (TPHCM):
- Báo cáo thuế
- Hoàn thiện sổ sách kế toán
- Lập báo cáo tài chính, quyết toán thuế
- Tư vấn và thiết lập hệ thống sổ sách kế toán theo quy định
* BHXH: Báo tăng, giảm lao động, thai sản....
* CHỮ KÝ SỐ
- Đăng ký thiết bị chữ ký số khai báo thuế qua mạng
* THÀNH LẬP CÔNG TY, CÁC VẤN ĐỀ VỀ GIẤY PHÉP KINH DOANH
- Thành lập Công ty TNHH 1 thành viên
- Thành lập Công ty TNHH 2 thành viên trở lên
- Thành lập Công ty Cổ Phần
- Thành lập Doanh nghiệp tư nhân
LIÊN HỆ: 0909 854 850() 
Email: contact.dhtax@gmail.com

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

TƯ VẤN KÊ KHAI THUẾ BAN ĐẦU TPHCM

Ngay sau khi nhận được  giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh  và  con dấu công ty , công ty phải tiến hành soạn thảo hồ sơ pháp lý thuế ban đầu để nộp tại chi cục thuế quận, huyện nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính (Có nghĩa là: khi doanh nghiệp được cấp đăng ký kinh doanh là đã bắt đầu hoạt động). Tránh các trường hợp đáng tiếc đối với các doanh nghiệp mới thành lập thường cho rằng khi nào xuất hóa đơn thì mới hoạt động. Nội dung cụ thể về kê khai thuế ban đầu theo trình tự tư vấn cụ thể như sau :    I. Tư vấn các quy định của  pháp luật về hồ sơ pháp lý thuế ban đầu Tư vấn và soạn thảo hoàn chỉnh hồ sơ tại chi cục thuế quận Tư vấn về thời gian kê khai thuế ban đầu tựi cơ quan thuế Tư vấn về thủ tục mua hóa đơn lần đầu Tư vấn nộp thuế môn bài tại kho bạc nhà nước Tư vấn về thẩm quyền ra quyết định bổ nhiệm giám đốc và kế toán trưởng Tư vấn về thủ tục kê khai hồ sơ pháp lý & thủ tục mua hóa đơn Tư vấn về trách nhiệm pháp lý của doanh nghiệp Các nội dung có liên quan II. Soạn thảo và h

ĐIỀU KIỆN GIẢM TRỪ GIA CẢNH CHO NGƯỜI PHỤ THUỘC

Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh bao gồm những ai? Điều kiện để được giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc? Mức giảm trừ gia cảnh cho người phụ thuộc? Dịch vụ kế toán vip xin giải đáp tất cả các vướng mắc trên: 1. Người phụ thuộc giảm trừ gia cảnh gồm những đối tượng nào: Theo khoản d Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.  Người phụ thuộc bao gồm: d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng,  cụ thể gồm: - Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng). Ví dụ: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014. - Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động. - Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các

THỦ TỤC THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN

Thủ tục thành lập công ty cổ phần Công ty chúng tôi tư vấn với đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và luôn tận tình với khách hàng. Tại đây chúng tôi có dịch vụ thành lập công ty cổ phần. Khách hàng sử dụng dịch vụ sẽ hài lòng và không gặp bất cứ khó khăn nào trong việc thành lập công ty cổ phần tại TP.HCM. Sau đây là sơ lược vài nét về công ty cổ phần, hồ sơ đăng ký thành lập,thủ tục và dịch vụ thành lập công ty cổ phần trọn gói: SƠ LƯỢC VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN Theo Luật Doanh Nghiệp 2005 thì công ty cổ phần có đặc điểm sau: - Đại diện Pháp Luật: 1 cá nhân - Cổ đông có thể là một tổ chức/cá nhân. - Số lượng cổ đông: tối thiểu là 3 người. - Có tư cách pháp nhân. - Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi vốn góp. - Được phát hành cổ phiếu - Cổ đông có thể chuyển nhượng 1 phần hay toàn bộ cổ phần cho cổ đông khác trong công ty hoặc người ngoài công ty. Hay có thể yêu cầu công ty mua lại toàn bộ cổ phần của mình sau khi được các cổ đông chấp thuận. - Mô hình: Phải có Hội đồng cổ đông, Chủ tịch Hội